Sống theo cách bạn thích, làm những thứ bạn muốn. Bạn muốn sống trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời như thế nào?
Một số không nhỏ có kế hoạch cụ thể để về hưu ở một độ tuổi nào đó. Với họ, nghỉ hưu không phải vì họ lười làm việc, mà đó là cột mốc khi họ có đủ tiền để sống nốt quãng đời còn lại mà không phải làm việc vì tiền - có thể thoải mái làm những điều mình thích.
Dưới đây là một số kinh nghiệm bạn có thể tham khảo (chúng tôi cho rằng bạn nên áp dụng ngay nếu...):
1. Không bao giờ quá sớm để nghĩ đến chuyện đầu tư Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng tiền mặt là tiền chết. Nếu chỉ giữ tiền mặt hay để trong tài khoản giao dịch ngân hàng, tiền sẽ dần dần mất giá. Người ta vẫn nói, hãy để tiền của bạn làm việc cho bạn. Khi có tiền, dù ít, hãy bắt đầu nghĩ đến chuyện đầu tư để tiền có thể sinh lãi cho bạn.
2. Có quỹ tiết kiệm cho lúc khẩn cấp Khoản đầu tư nào hứa hẹn mang lại tiền lãi cao hơn cũng đồng nghĩa rủi ro lớn hơn. Nếu đầu tư hết tiền, chẳng may đúng lúc bạn cần tiền, giá các khoản đầu tư của bạn lại bị tụt thì bạn không trông vào đâu được. Trước khi mang tiền đi đầu tư, mình cần phải có một khoản tiền để phòng lúc những không may như khi ốm đau, tai nạn, mất trộm, thất nghiệp, hay chỉ đơn giản là muốn có thời gian theo đuổi đam mê của bản thân. Khoản tiền này nên gửi vào kênh an toàn như tài khoản tiết kiệm hay đổi sang những ngoại tệ mạnh như USD - tiền lãi rất thấp nhưng độ rủi ro hầu như là không có.
3. Bớt tiêu tiền vào những đồ xa xỉ Tất cả những đồ gì không thực sự cần thiết đều là đồ xa xỉ. Một cốc rượu, một điếu thuốc, một lon nước ngọt cũng là đồ xa xỉ. Mua điện thoại đời mới nhất thay vì mua một chiếc điện thoại chỉ đủ xài là xa xỉ. Mỗi lần hẹn nhau đi ăn, các bạn cân nhắc thật kỹ khi chọn quán ăn đắt tiền dù thừa tiền để trả cho bữa ăn đó. Rượu bia được coi là thứ vừa đắt đỏ, vừa hại cho bản thân.
4. Có ngân sách ăn tiêu cho từng khoản hàng tháng Hàng tháng, bạn lên ngân sách sẽ tiêu bao nhiêu vào từng khoản nào. Ví dụ, bạn giới hạn tiền ăn nhà hàng của mình vào khoảng N đồng/tháng. Hết khoản đấy rồi, bạn sẽ phải chịu khó nấu ăn ở nhà. Nếu có thẻ ngân hàng hãy dùng thẻ cho hầu hết mọi giao dịch mua bán, ngân hàng tháng nào cũng tính cho bạn xem mình đã chi tiêu hết bao nhiêu vào những danh mục nào. Thỉnh thoảng, bạn nhìn lại bảng ngân sách đó để xem đã lãng phí ra sao. Cái này quan trọng lắm, ví dụ bạn suốt ngày đi Uber, mỗi lần hết vài chục nghìn nên không để ý, nhưng đến cuối tháng cộng lại có thể bạn đã tiêu tiền triệu vào Uber. Bạn sẽ nhận ra phải cẩn thận hơn về việc đi lại, chịu khó tìm lịch xe buýt, đạp xe nhiều hơn, và chỉ đi Uber khi thực sự cần thiết. Ngân sách giúp bạn nhận ra rằng sau khi đã trừ đi những khoản cố định, số còn lại chẳng đáng là bao. Nó sẽ giúp bạn lên kế hoạch tiết kiệm bao nhiêu phần trăm thu nhập. Một suy nghĩ khá nguy hiểm mà nhiều người hay mắc phải là cho rằng mấy đồng bạc lẻ chả đáng là bao. Những mấy đồng bạc đó khi gộp lại sẽ có giá trị rất lớn. Một ngày bạn uống bớt một cốc cà phê đi sẽ tiết kiệm 15 - 20 nghìn đồng. Một tháng, bạn tiết kiệm 450 - 600 nghìn đồng. Một năm, sẽ là 5 - 7 triệu. Bạn có thể góp số tiền đó vào quỹ tiết kiệm, mua tặng bố mẹ một món đồ gia dụng ý nghĩa, hay làm một chuyến đi du lịch ở đâu đó với người thân.
5. Chỉ có con khi bạn đã sẵn sàng để nuôi con
Ở Việt Nam cho rằng có con là điều tự nhiên, đến tuổi thì bố mẹ giục kết hôn rồi có con. Ở Mỹ/ châu Âu, người ta chỉ tính đến chuyện có con khi họ đã chắc chắn họ có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con. Trước khi có con, họ sẽ dành cả năm trời để chuẩn bị tài chính nuôi thêm một miệng ăn. Nuôi con là một khoản chi phí khổng lồ cả về mặt tài chính lẫn thời gian. Vợ chồng son khi mới bắt đầu cuộc sống của riêng mình, chưa có gì mà lại phải nuôi con sẽ rất dễ phải chịu áp lực tài chính.
=>>Lý do mà da của bạn bị xấu hơn mong đợi <<=
|